Tương lai Sân_bay_quốc_tế_Tân_Sơn_Nhất

Theo dự kiến điều chỉnh quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, tới năm 2015, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đáp ứng được 23,5 triệu lượt khách và hơn 600 ngàn tấn hàng hóa thông qua mỗi năm.

Sân bay mới

Trong tương lai, sân bay Tân Sơn Nhất là một trong hai sân bay chính của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, chủ yếu phục vụ khách nội địa. Một sân bay quốc tế mới có công suất thiết kế tối đa 100 triệu lượt hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay Quốc tế Long Thành, hiện đang được tiến hành thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Tốn kém theo dự định khoảng 15,8 tỷ USD.

Nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất

TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON; Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI cho rằng có thể nâng năng lực vận chuyển của sân bay Tân Sơn Nhất qua hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Năng cấp từ 20 triệu hành khách/năm như hiện nay lên 56 triệu hành khách/năm cần xây dựng thêm ba nhà ga. Đất sẽ dùng sân golf rộng 157ha và 38ha đất trống trong khuôn viên sân bay, vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn này dưới 2 tỉ USD.
  • Giai đoạn 2: Năng cấp từ 56 triệu hành khách/năm như hiện nay lên 80 triệu hành khách/năm bằng việc di dời đơn vị Quân đội và các xí nghiệp thuê đất khỏi khu vực Tân Sơn Nhất để có thể xây thêm nhà ga và đường băng mới. Vốn đầu tư của cả giai đoạn này khoảng hơn 1 tỉ USD.

Xây thêm nhà ga hành khách T3

Đây là giải pháp nhằm giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất trong khi chờ đợi sân bay Long Thành hoàn thành. Nhà ga mới sẽ được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 10 ha, kết nối với các tuyến đường Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám.

Trong quá trình thi công nhà ga, các tuyến đường này cũng được hoàn thành để kết nối đồng bộ với nhà ga.

Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, công suất thiết kế của cảng năm 2020 sẽ đạt 25 triệu lượt hành khách/năm. Nhưng trong năm 2015 đã có đến 26,5 triệu lượt, vượt 1,5 triệu lượt và năm năm.

Trong cuộc họp hôm 6 tháng 2 năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa nói là "sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Quốc phòng sớm giao đất" để triển khai xây dựng thêm nhà ga T3, T4 trong một phương án có sử dụng quỹ đất đã có của quân đội. Tuy sân bay Tân Sơn Nhất thiếu mặt bằng, nhưng lại có một sân golf của công ty quân đội nằm ngay cạnh đường băng.[6]

Theo quyết định của Thủ tướng, mục tiêu và quy mô của dự án là xây dựng nhà ga T3 với công suất 20 triệu hành khách/năm cùng các công trình phụ trợ đồng bộ (mở rộng sân đỗ máy bay, các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ như hệ thống kỹ thuật, giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mặt, nước thải) phục vụ khai thác nội địa tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đáp ứng yêu cầu, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa sân bay Long Thành - Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1 hiện đang quá tải, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 10.990 tỉ đồng bằng nguồn vốn hợp pháp của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tiến độ thực hiện dự án là 37 tháng kể từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư.

Thủ tướng giao UBND TP.HCM chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ dự án và các nội dung thẩm định hồ sơ dự án tại văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của pháp luật; bảo đảm ACV có đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ và các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai; chỉ đạo ACV tiếp tục hoàn thiện dự án theo ý kiến của các bộ ngành...

Bộ GTVT có trách nhiệm về việc đề xuất giao ACV làm chủ đầu tư thực hiện dự án bằng nguồn vốn của doanh nghiệp; phối hợp và hướng dẫn ACV trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ; tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với dự án trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng nhà ga T3 theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc xác định ranh giới khu vực sử dụng riêng cho hoạt động dân dụng và khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng - quân sự do dân dụng quản lý theo quy định.Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao chỉ đạo, hướng dẫn ACV triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo mục tiêu, tiến độ, hiệu quả đầu tư của dự án và an toàn trong quá trình thi công xây dựng, vận hành khai thác công trình.

Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, UBND TP.HCM, ACV và các cơ quan liên quan thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất từ đất quốc phòng sang đất giao thông, trình Chính phủ phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Tổ chức thực hiện trình tự, thủ tục bàn giao đất thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Các Bộ Công an, Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn ACV trong quá trình triển khai dự án

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sân_bay_quốc_tế_Tân_Sơn_Nhất http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38917916 http://maps.google.com/maps?f=q&hl=en&q=ho+chi+min... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://laodong.com.vn/xa-hoi/su-co-mat-dien-o-san-... http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/tan-s... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/60207/san-bay-noi-bai-... http://www.sac.vn http://tansonnhatairport.vn/vi/co-so-ha-tang-ky-th... http://vietnamairport.vn/page/149/cang-hang-khong-...